BÌNH DƯƠNG THỐNG NHẤT 2 CAO TỐC - ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG BĐS DẦU TIẾNG
23/05/2023Bình Dương thống nhất 2 cao tốc nối Bình Dương và TP.HCM
Ngày 18/05, HĐND tỉnh Bình Dương thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó liên quan đến hai dự án đường cao tốc nối Bình Dương và TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ là cao tốc TP.HCM - Chơn Thành và vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn tỉnh.
Cao tốc nối Bình Dương và TP.HCM, Bình Phước
HĐND tỉnh Bình Dương khóa X vừa thông qua Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương. Với dự án cao tốc nối Bình Dương và TP.HCM, Bình Phước là đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành:
+ Đoạn từ Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước dài khoảng 60,4km.
+ Đoạn từ Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước dài khoảng 53,3km.
+ Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 7,1km.
+ Cả đoạn từ Vành đai 3 đến tỉnh Bình Phước được giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (Lộ giới 60m) và đầu tư đường cao tốc hoàn thiện với quy mô 06 làn xe cao tốc, 02 làn dừng khẩn cấp, bao gồm các nút giao.
+ Đường cao tốc này đi qua TP.Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, huyện Bàu Bàng.
Dự án được đầu tư theo 02 giai đoạn: (Hoàn thành trước năm 2030)
+ Giai đoạn 1: Đầu tư đoạn từ cầu Khánh Vân đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước (Qua địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 45,6km). Giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (Lộ giới 60m) và đầu tư 04 làn xe cao tốc đầy đủ (Có làn dừng khẩn cấp suốt tuyến). Với đoạn từ Vành đai 3 đến cầu Khánh Vân: Giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư thuộc Dự án ĐT.743 và ĐT.747B, tổng bề rộng nền từ 36m - 38m (Giữ quy hoạch với lộ giới 60m).
+ Giai đoạn 2: Hoàn thiện quy mô 06 làn xe cao tốc (Đoạn từ Vành đai 3 đến ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước).
Phương thức đầu tư (Giai đoạn 1) dự kiến theo phương thức đối tác công tư (PPP), tổng mức đầu tư dự kiến 16.196 tỷ đồng. Trong đó, giải phóng mặt bằng 7.388 tỷ đồng và xây lắp 8.808 tỷ đồng.
Cao tốc nối Bình Dương và TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ
HĐND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc nối Bình Dương và TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ là đường vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương, đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn.
Vành đai 4 qua địa bàn Bình Dương có điểm đầu tại vị trí nối giữa đường vành đai 4 TP.HCM và đầu cầu Thủ Biên, điểm cuối tại khu vực trước mố cầu Phú Thuận tại xã An Tây, thị xã Bến Cát. Chiều dài tuyến gần 48km, quy mô đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h. Dự kiến diện tích thu hồi đất cho dự án vành đai 4 qua địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 419ha.
Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư giải phóng mặt bằng với quy mô 8 làn xe cao tốc. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư 4 làn cao tốc hoàn chỉnh.
Mức đầu tư dự kiến hơn 18.200 tỉ đồng (Chưa bao gồm lãi vay), trong đó vốn tham gia của Nhà nước hơn 8.700 tỉ đồng, còn lại vốn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư được đề xuất là Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC (vốn Nhà nước chủ yếu thuộc UBND tỉnh Bình Dương). Phương thức đầu tư dự kiến theo hình thức BOT, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2023-2026.
Đánh thức tiềm năng Bất động sản Dầu Tiếng
Dầu Tiếng là một huyện phía Tây Bắc của tỉnh Bình Dương, cách trung tâm hành chính tỉnh khoảng 50km, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 50km và tiếp giáp nhiều đô thị như TX Bình Long, T.Bình Phước và TX.Bến Cát, T.Bình Dương. Gần đây, huyện Dầu Tiếng nổi lên nhờ vị trí nằm tiếp giáp các điểm du lịch nổi tiếng và thừa hưởng lợi ích trực tiếp từ hạ tầng của đô thị, các nhà đầu tư càng có hứng thú đua nhau về vùng ven mua đất rộng, làm nhà vườn.
Tiềm năng rộng mở, hạ tầng của đô thị hạt nhân
Với vị trí thuận lợi, hệ thống giao thông đa dạng từ đường thủy, đường bộ, thông thương với các vùng kinh tế, dân cư trong tỉnh. Thị trường Bất động sản Dầu Tiếng đang có xu hướng phát triển mạnh với các dự án nghỉ dưỡng, hạ tầng được quy hoạch đồng bộ, đầu tư bài bản.
Trong thời gian tới, đường Hồ Chí Minh kết nối cao tốc Mộc Bài - TP.HCM với Quốc lộ 22 được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn để phát triển khu vực.
Ngoài ra, theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương về phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa tầm nhìn đến 2030, huyện Dầu Tiếng sẽ quy hoạch:
+ Cảng Phú Cường Thịnh trên sông Sài Gòn (đoạn xã Thanh Tuyền), đáp ứng nhu cầu tập kết hàng hóa khu vực phía Đông Bắc của tỉnh.
+ Cảng Thanh An trên sông Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa khu vực phía Bắc, đặc biệt là hàng hóa của các Khu công nghiệp tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên.
+ Bến Cần Giăng (Ấp Cần Giăng, xã Thanh An), phục vụ vận chuyển hàng hóa Cụm công nghiệp Thanh An.
Không dừng lại ở đó, từ năm 2012, Bình Dương có 2 đề xuất quy hoạch sân bay tại X.Lai Hưng, TX.Bến Cát và X.Định An, H.Dầu Tiếng. Trong đó, sân bay tại huyện Dầu Tiếng nằm gần khu du lịch Núi Cậu, với quy mô đạt cấp 4C, dự kiến dùng cho quốc phòng và phát triển kinh tế địa phương.
Việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cùng với sự hình thành các cụm công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao đã tạo đà cho Dầu Tiếng phát triển. Từ đây, xác lập sân chơi mới cho thị trường Bất động sản.
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Huyện Dầu Tiếng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá,… gắn với thiên nhiên như suối Trúc, chùa Thái Sơn - núi Cậu, hồ Dầu Tiếng, khu di tích lịch sử rừng Kiến An, khu di tích cách mạng Vườn Trầu, Sở Chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh…
Trong đó phải nói đến 2 địa điểm rất nổi tiếng: Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á - Hồ Dầu Tiếng với hệ sinh thái độc đáo cùng phong cảnh hữu tình thu hút khách du lịch. Và Khu du lịch sinh thái núi Cậu - Nơi có nhiều loại thảo mộc, gỗ quý, là điểm du lịch tâm linh của khách hành hương.
Đây đều là những điều kiện thuận lợi để địa phương khai thác các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh và sinh thái dã ngoại.
Trước tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế và du lịch, kéo theo hạ tầng đồng bộ, tại đây đang trở nên nhộn nhịp, thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng, phân khúc đất nền nghỉ dưỡng giá rẻ tại Dầu Tiếng sẽ nhanh chóng trở thành nguồn cung được quan tâm hàng đầu