Địa ốc Bình Dương kỳ vọng phát triển mạnh trong giai đoạn 2020-2021 nhờ vào làn sóng FDI
21/07/2021Làn sóng chuyển dịch sản xuất khiến thị trường bất động sản tại "thủ phủ công nghiệp" Bình Dương sôi động chưa từng có.
Cơ hội từ làn sóng dịch chuyển sản xuất
Với hai lần khống chế hiệu quả Covid-19, Việt Nam gây ấn tượng với bạn bè quốc tế một hình ảnh đất nước an toàn. Nhiều hãng thông tấn trên thế giới có các bài viết ca ngợi công tác chống dịch của Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái, nhờ phòng chống Covid-19 hiệu quả, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia được dự báo GDP tăng trưởng dương tại châu Á. Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam tăng 1,6% trong năm 2020, mức cao thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar (2%).
Ngày 1/8, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, đưa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, mở cánh cửa cho sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa EU và Việt Nam. Song song đó, Hiệp định Bảo hộ đầu tư IPA hứa hẹn thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam nhờ những cam kết đảm bảo an toàn vốn và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài. Những hiệp định thương mại vẽ ra tương lai mới với nguồn vốn đầu tư tích cực từ nước ngoài và hoạt động trao đổi lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
Mới đây, chính phủ Nhật Bản chi 653 triệu USD triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp mở thêm nhà máy trong nước và các nước Đông Nam Á, tiến tới giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Trung Quốc. Trong đó 30 doanh nghiệp dự kiến mở rộng nhà máy tại Việt Nam, Myanmar và Thái Lan...
Hồi tháng 9, đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP HCM chia sẻ nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng mở rộng đầu tư trong Covid-19. Theo đó, nhiều doanh nghiệp có nhà máy sản xuất ở Việt Nam liên hệ tổ chức này để tìm hiểu thông tin, nhờ tư vấn về các địa phương để đầu tư dự án mới.
Một trong những địa phương nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp FDI là "thủ phủ công nghiệp" Bình Dương. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này thông tin, 8 tháng đầu năm, Bình Dương thu hút 1,38 tỷ USD (đạt 81,3% kế hoạch năm), bao gồm 89 dự án đầu tư mới (456 triệu USD), 64 dự án điều chỉnh tăng vốn (271 triệu USD) và 295 dự án góp vốn (415 triệu USD).
Tính lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ ba cả nước (sau TP HCM, Hà Nội) về thu hút vốn FDI. Trong đó 3.855 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 34,9 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng vốn FDI cả nước, theo Sở Công Thương Bình Dương.
Sức nóng của bất động sản Bình Dương
Khác với thị trường bất động sản TP HCM, Bình Dương phát triển dựa theo sự lớn mạnh của phân khúc bất động sản công nghiệp. Tỉnh này càng thu hút nhiều doanh nghiệp, số lượng chuyên gia nước ngoài càng gia tăng. Đây là nguyên nhân chính khiến bất động sản Bình Dương bùng nổ chưa từng có trong năm 2020.
Theo khảo sát, trong năm 2020, Bình Dương đón nhận nguồn cung lên tới hàng chục ngàn căn hộ đến từ hàng chục dự án. Trong đó, Thuận An có khoảng 10.000 căn hộ
"Nếu trước năm 2020, thị trường Bình Dương là địa bàn của các dự án quy mô nhỏ, thì sang năm 2020, 'thủ phủ công nghiệp' này là điểm đến của các doanh nghiệp địa ốc với những đại dự án có tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.